PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ANH
Video hướng dẫn Đăng nhập

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

CHO HỌC SINH LỚP 1 KHI DẠY ÂM – VẦN

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là nền móng tạo cơ sở vững chắc cho các bậc học sau thì trong giáo dục Tiểu học, việc dạy học lớp 1 là đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng vững chắc ấy.

Đối với học sinh lớp 1 việc dạy cho các em biết đọc, biết viết là cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, tỉ mỷ, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp. Nhưng chỉ biết viết thôi chưa đủ mà như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "Nét chữ, nết người", vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho các em viết đúng, viết đẹp trên cơ sở đó tạo cho các em tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu Tiếng Việt,  chữ Việt.

2. Cơ sở thực tiễn

Trong thực tế giảng dạy phân môn chính tả lớp 1, tôi thấy các em đã viết đúng kích cỡ, đúng khoảng cách, trình bày đúng hình thức ngữ pháp và đặc biệt là từng nét chữ của các em đã rất đẹp. Song bên cạnh đó các em còn mắc lỗi chính tả. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Làm thế nào để các em viết được những bài chính tả vừa đúng, vừa đẹp, vừa trình bày khoa học.

Việc này quả là khó đối với học sinh và càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 vì đây là giai đoạn đầu các em mới làm quen với việc viết chính tả.

Với mong muốn học sinh viết đúng chính tả tôi mạnh dạn trình bày"Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 khi dạy âm – vần".

3.Thực trạng của vấn đề

 Mặc dù học sinh đã được dạy về luật chính tả khi bắt đầu học âm nhưng học sinh vẫn mắc lỗi viết sai như:

- Sai chữ ghi  phụ âm đầu: c/k; g/gh; ng/ngh; l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi.

Ví  dụ:        "Kẻ" lại viết là "cẻ"

                    "ghi" lại viết là "gi"

"nghệ" lại viết là "ngệ"

"lá cây" lại viết là"ná cây"

"cỏ non" lại viết là "cỏ lon"

"ra vào" lại viết là "da vào"

- Sai một số cặp vần: iên/yên; iêng/yêng; iu/ưu; iêu/ươu; ai/ay..

Ví dụ:         "yên vui" lại viết là "iên vui"

"uống rượu" lại viết là " uống riệu"

- Sai dấu ghi thanh: dấu hỏi/ dấu ngã, dấy sắc/dấu ngã...

Ví dụ:         "võng" lại viết là "vóng"

4. Nguyên nhân

* Về phía giáo viên:

Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, còn dập khuôn máy móc trong giảng dạy. Khi dạy chính tả giáo viên  còn chú trọng nhiều đến việc rèn  nét chữ và cách trình bày mà chưa quan tâm nhiều đến việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh. Và đặc biệt là giáo viên chưa đưa các quy tắc chính tả, các luật chính tả dạy xen vào nội dung của các phân môn khác (học vần, tập đọc) hoặc nếu có thì mới chỉ giới thiệu ở mức độ qua loa đại khái.

* Về phía học sinh:

- Do học sinh chưa nắm vững quy tắc luật chính tả : k/c; g/gh; ng/ngh; iên/yên,...

- Do học sinh chịu ảnh hưởng cách phát âm của địa phương : l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi; iu/ưu; iên/ươu...

II. BIỆN PHÁP

1.Giúp học sinh nắm chắc luật chính tả khi dạy âm, vần.

Như chúng ta đã biết việc rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả không phải 1 tiết, 1 tuần hay 1 tháng là đủ mà việc dạy cho học sinh các quy tắc chính tả, các luật chính tả cũng như rèn viết đúng chính tả cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và mở rộng dần. Chính vì vậy  ngay từ đầu năm học tôi đã rèn cho học sinh viết đúng chính tả bằng cách đưa các quy tắc chính tả, các luật chính tả vào dạy trong phần dạy học âm - vần. Rồi tiếp tục củng cố kỹ năng viết đúng chính tả trong phần dạy học phân môn tập đọc và nhất là khi viết chính tả.

Khi dạy học âm  - vần tôi đã xen kẽ dạy các quy tắc chính tả, các luật chính tả phù hợp với nội dung từng bài. Cụ thể là:

Khi dạy bài có âm, vần, tôi giới thiệu với các em quy tắc chính tả liên quan đến âm,vần đó. Đồng  thời tôi còn đưa ra các ví dụ minh hoạ sau đó cho học sinh làm bài tập thực hành điền chữ, điền vần trong vở Bài tập Tiếng Việt, có như vậy mới giúp học sinh hiểu kỹ và nhớ lâu các quy tắc chính tả.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 7, 8 : đ- e, ê- l

Khi học đến bài này học sinh mới chỉ được học ở các nguyên âm e, ê, o, ô, a nên tôi chỉ giới thiệu cho học sinh biết: c kết hợp được với o mà không kết hợp được với e, ê.

Sau đó tôi đưa ra các ví dụ minh hoạ: Ta có thể  viết co, cò, có... mà không được viết : ce, cê...

Khi dạy bài  17, 18:  gi - k : kh - m

Lúc này học sinh đã được học tất cả các nguyên âm, tôi giới thiệu cho học sinh  quy tắc chính tả một cách hoàn thiện: k chỉ kết hợp được với i, e, ê còn các nguyên âm khác thì không kết hợp được với k. Ngược lại c không kết hợp được với i, e, ê mà chỉ kết hợp được với các nguyên âm còn lại o, ô, ơ...

Khi giới thiệu quy tắc xong, tôi đưa ra các ví dụ minh hoạ:

"ca" không được viết là "ka"

Ngược lại:             "kê" không được viết là "cê"

Sau khi giới thiệu quy tắc, tôi cho học sinh làm bài tập trong vở Bài tập Tiếng Việt: điền chữ c hoặc k

Học sinh được vận dụng kiến thức vừa học vào thực hành, giúp học sinh hiểu kỹ và nhớ lâu các quy tắc khi nào viết là c, khi nào là viết là k.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 109: iêu - yêu

Với bài này tôi giới thiệu cho học sinh quy tắc khi viết chữ ghi tiếng không có phụ âm đầu, chỉ có vần và thanh thì viết là "yêu". Khi viết chữ ghi có tiếng có phụ âm đầu đứng trước vần và thanh thì viết là "iêu"

Sau đó tôi đưa ra các ví dụ minh hoạ:

Chữ ghi tiếng không có phụ âm đầu chỉ có vần và thanh như: yêu, yếu...

Chữ ghi tiếng có phụ âm đầu đứng trước vần và thanh như: Tiêu, miếu, thiệu...

Để học sinh nắm chắc được quy tắc này tôi cho học sinh làm bài tập thực hành trong vở Bài tập Tiếng Việt: Điền iêu hoặc yêu.

Khi  được làm  bài tập thực hành ngay sau khi học quy tắc học sinh nắm rất chắc và nhớ lâu khi nào viết là iêu, khi nào viết là yêu.

Khi dạy bài có âm - vần ảnh hưởng cách phát âm của địa phương tôi đã phát âm chuẩn rồi cố gắng hướng dẫn thật tỉ mỷ để học sinh nhận diện chính xác chữ ghi âm, ghi vần và phát âm được đúng.

Sau khi học sinh được học các âm, các vần dễ lẫn tôi tiến hành cho học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các âm, các vần trong các cặp âm, cặp vần dễ lẫn (l/n; r/d/gi; ch/tr; s/x; iu/ưu; iêu/ươu; ai/ay...)

Ví dụ: Khi dạy các âm n - l

Hai âm này ở địa phương mình hay phát âm sai và nhầm lẫn giữa "nờ" và "lờ". Chính vì vậy với mỗi âm khi dạy tôi đều chú trọng đến việc giúp học sinh  nhận diện chính xác chữ ghi âm và phát âm chuẩn.

Khi dạy âm “n”: Tôi cho học sinh nắm chắc âm n được ghi bằng chữ cái en nờ (n). Đồng thời cho học sinh phân tích chữ cái n có 2 nét: 1 nét sổ và 1 nét móc xuôi.

Sau đó tôi hướng dẫn thật tỷ mỉ cách phát âm và phát âm mẫu thật chuẩn rồi cho học sinh tập phát âm (âm nờ khi phát âm đầu lưỡi chạm lơị, hơi phát âm ra cả miệng và mũi). Khi học sinh phát âm tôi theo dõi và sửa cho học sinh nếu các em phát âm chưa đúng.

Khi dạy âm lờ (l) tôi tiến hành dạy các bước tương tự như dạy âm n. Sau đó tôi cho học sinh  so sánh và rút ra sự khác nhau giữa chữ ghi âm và cách phát âm của 2 âm đó cụ thể là:

- âm nờ được ghi =  chữ cái en nờ (n)

- âm lờ được ghi = chữ cái e lờ (l)

Chữ cái en nờ có 1 nét sổ và 1 nét móc, còn chữ cái e lờ chỉ có 1 nét sổ.

- Âm nờ khi phát âm chỉ đầu lưỡi chạm lợi còn âm lờ khi phát âm lưỡi cong lên chạm lợi. Âm nờ khi phát âm hơi phát ra cả miệng và mũi còn âm lờ khi phát âm hơi chỉ phát ra ở hai bên rìa lưỡi.

Khi học sinh đã phân biệt được sự khác nhau về chữ ghi âm và cách phát âm của 2 âm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong quá trình nghe - viết.

Ví dụ: Khi dạy các vần ia -ai.

Hai vần này học sinh rất dễ lẫn nếu như giáo viên không cho học sinh nhận diện kỹ chữ ghi vần và không hướng dẫn tỉ mỷ cách đánh vần. Vì vậy khi dạy mỗi vần tôi đều cho học sinh nắm chắc cấu tạo vần, nắm được cách đánh vần và đọc vần sao cho đúng.

Sau khi học sinh đã được học 2 vần tôi cho học sinh so sánh và tìm ra điểm giống và khác của 2 vần.

Giống nhau là cả 2 vần đều ghi  =  2 chữ cái a và i, khác  nhau là vần ai, chữ cái a viết trước, chữ cái i viết sau.

Vần ia: chữ cái i viết trước, chữ cái a viết sau

Sau khi so sánh tôi cho học sinh áp dụng kiến thức vừa học vào thực hành đó là yêu cầu học sinh viết chữ có vần ai vào bảng con. Nếu có học sinh vẫn viết nhầm sang chữ cái có vần ia tôi yêu cầu chính em đó phân tích chữ mình vừa viết để nhận ra sự nhầm lẫn của mình và tự sửa lỗi sai đó.Việc làm này giúp học sinh nắm chắc kiến thức và nhớ lâu hơn.

Như vậy tôi đã đưa quy tắc chính tả và luật chính tả vào dạy ngay từ những bài học âm vần, các em đã làm rất tốt các bài tập điền chữ, điền vần.  Điều đó chứng tỏ các em đã có đã có kỹ năng viết đúng chính tả ngay từ giai đoạn này.

III. KẾT QUẢ

Sau thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên tôi đã thu được kết quả rất khả quan đó là: Các em học sinh lớp tôi có những tiến bộ rõ rệt, số học sinh viết sai chính tả so với các năm học trước đã giảm rất nhiều. Các em không chỉ viết đúng ở các bài chính tả mà các em còn viết đúng ở các phân môn khác của Tiếng Việt và các môn khác như Toán, Tự nhiên và xã hội...

Các em đã nắm vững quy tắc chính tả, các luật chính tả ngay từ khi học âm - vần nên khi dạy đến phần chính tả ít có em viết sai chính tả, do vậy  việc sửa lỗi cho các em không chiếm nhiều thời gian. Chính vì thế mà tôi đã dành được nhiều thời gian hơn trong việc rèn cho học sinh viết đẹp và trình bày đúng hình thức ngữ pháp. Kết quả học sinh lớp tôi không những viết đúng mà còn viết đẹp và trình bày khoa học.

          Qua khảo sát  học sinh lớp tôi  trực tiếp giảng dạy đã đạt được kết quả rất cao 31/35 học sinh đạt điểm khá, giỏi chiếm tỷ lệ 88,6%, 4/35 học sinh đạt điểm trung bình chiếm tỷ lệ 11,4%. Học sinh có điểm trung bình này rơi vào các em khuyết tật nhẹ, trí tuệ chậm phát triển. Từ nay đến cuối năm học tôi sẽ cố gắng giúp đỡ các em rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho các em ở trong các tiết học, nhất là trong tiết tự học để phấn đấu đến cuối năm học các em đạt được điểm khá, không còn học sinh có điểm trung bình trong phân môn chính tả.

IV. KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp vào việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 khi dạy phần âm – vần, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

1- Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mở rộng và củng cố dần theo từng giai đoạn.

2- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 phải được thực hiện ngay từ khi học âm - vần. Cụ thể là trong quá trình dạy âm - vần ta phải dạy cho học sinh các quy tắc chính tả, các luật chính tả phù hợp với nội dung từng bài.

3- Ngoài ra rèn kỹ năng viết đúng chính tả cũng phải được thực hiện thường xuyên ngay trong các bài tập đọc. Đó là ta phải chú ý rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng vì học sinh phải đọc đúng thì mới viết đúng. Chúng ta còn phải củng cố cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả thông qua phần ôn tập. Cụ thể là chúng ta phải cho học sinh ôn kỹ cấu tạo vần, so sánh sự giống và khác nhau giữa các âm - vần dễ lẫn.

4- Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả phải được coi là nội dung quan trọng nhất trong rèn kĩ năng viết. Chúng ta phải chú ý rèn cho học sinh viết đúng rồi mới đến rèn cho học sinh viết đẹp. Trong từng bài cụ thể giáo viên cần tìm hiểu kỹ nội dung và thiết kế bài dạy thật tỷ mỷ, đồng thời phải vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học. Đặc biệt với mỗi bài giáo viên phải xác định được cần củng cố quy tắc chính tả nào cho học sinh. Từ đó giúp học sinh rèn và củng cố kỹ năng viết đúng chính tả ở từng bài để học sinh có kiến thức chính tả ngày một vững vàng hơn.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG

Môn : Tiếng Việt

Bài dạy  : ăm - ăp (Tiết 2)

Ngày dạy :  20 – 10 - 2022

Người thực hiện : Lương Thị Hường

………………………………………………………………………………

 

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết các vần am, ap , đánh vần , đọc đúng tiếng có  ăm, ăp , phát hiện được tiếng có vần ăm, ăp. Viết đúng các chữ ăm, ăp, chăm chỉ, cặp da.Đọc đúng, hiếu bài Tập đọc Chăm bà

-Rèn kĩ năng đọc, viết đúng cho HS

- GDHS yêu thích môn học. Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, tình cảm gia đình óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. Đồ dùng:    - GV : Máy tính, ti vi, phấn màu, bảng phụ, chữ mẫu

                         - HS : Bộ đồ dùng học T. Việt

III. Các hoạt động dạy học:

                                   Tiết 2

3.3 Tập đọc (Bài tập 4)

a. Giới thiệu bài

 

b. Đọc mẫu:  GV đọc mẫu  

c. Luyện đọc từ ngữchăm bà, lo lắm, đi khắp, chữa cảm, pha sữa….

d. Luyện đọc câu.

+ Bài đọc có mấy câu?

- Luyện đọc câu dài :  Ở nhà, / bố và Thắm pha sữa cho bà.// Có cả nhà chăm,/ bà đã đỡ.//

-Đọc nối tiếp câu, đoạn

e. Thi đọc đoạn, bài.

g. Tìm hiểu bài đọc

+ Bà của Thắm bị làm sao?

+ Khi bà bị cảm cả nhà thế nào?

+ Những ai chăm sóc bà?

+ Vì sao bà chóng khỏi bệnh?

+ Qua bài đọc em hiểu điều gì?

-Liên hệ : + Kể những việc làm của em khi người thân trong gia đình bị ốm?

+ Ghép đúng?

 

*Trò chơi : Thi ghép nối tiếp

 

 

 

h. Đọc sách giáo khoa

4. Củng cố : + Thi tìm từ , câu có chứa vần ăm, ăp

-GV nhận xét giờ học

 

 

- GV chiếu tranh, giới thiệu bài đọc

-HS quan sát .

-HS theo dõi

-HS luyện đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. GV sửa phát âm

 

-HS nêu số câu

-HS luyện đọc cá nhân

 

-HS đọc CN, nhóm, cả lớp

-HS thi đọc theo cặp, đọc cả lớp

 

 

-HS nêu ý kiến

-GV nhận xét, đánh giá

 

 

 

-HS thảo luận nhóm đôi thực hành ghép câu

-HS 1 nêu phần a

- HS 2 nói tiếp phần 1 (hoặc 2, 3 )để thành câu đúng

-HS đọc lại câu hoàn chỉnh

-HS luyện đọc cá nhân, cả lớp

-HS nêu. GV nhận xét, đánh giá

-HS chuẩn bị bài giờ sau: âm, âp

2.Rèn kĩ năng viết đúng chính tả thông qua rèn đọc đúng

Sau khi kết thúc phần học âm vần các em đã có kỹ năng viết đúng chính tả. Song như tôi đã nói ở trên việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh không phải một sớm một chiều mà phải được thực  hiện thường xuyên liên tục. Nên khi dạy sang phần tập đọc tôi vẫn chú trọng củng cố kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.

Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã hỏi rằng: "Dạy tập đọc thì rèn kỹ năng viết vào lúc nào". Khi chúng ta rèn kỹ năng cho các em kỹ năng đọc đúng cũng có nghĩa là chúng ta đã giúp các em viết đúng. Bởi lẽ học sinh có đọc đúng thì viết mới đúng. Bên cạnh đó mỗi bài tập đọc đều có phần ôn vần. Trong phần này tôi tiếp tục củng cố cho các em kỹ năng viết đúng chính tả thông qua việc ôn cấu tạo vần, so sánh sự giống và khác nhau của các cặp vần trong cặp vần dễ lẫn, tìm và viết tiếng có vần được ôn.

Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc "Thày giáo"

Ngoài việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, tôi còn quan tâm đến rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh qua phần ôn vần: ai - ay. Để giúp học sinh khi viết tránh nhầm lẫn tôi cho học sinh ôn lại thật kỹ cấu tạo vần:

Vần ai gồm âm chính a, âm cuối i

Vần ay gồm âm chính a âm cuối y

      Sau đó tôi tiếp tục cho học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần:

Giống nhau: Hai vần đều có âm chính là a

Khác nhau: Vần ai kết thúc bằng âm cuối i

Vần ay kết thúc bằng âm cuối y

Sau đó để củng cố kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh tôi cho các em viết chữ có vần ai, rồi viết chữ có vần ay.

Nếu trong khi viết mà vẫn có em còn nhầm lẫn giữa hai vần (khi viết chữ có vần ay lại viết sang vần ai) thì tôi cho chính em đó đọc và phân tích chữ

vừa viết rồi giúp em đó tự tìm ra lỗi sai của mình và sửa lỗi sai đó.

Nếu trong khi viết mà có em viết sai phụ âm đầu do chưa nắm vững quy tắc chính tả thì tôi cho các em nhắc lại quy tắc chính tả liên quan đến phụ âm đầu đó.

Ví dụ: Khi viết chữ có vần ai, vần ay học sinh viết sai là ghai, ghay, kai, nghày thì tôi cho học sinh nhắc lại quy tắc bằng cách hỏi học sinh "k, gh, ngh chỉ kết hợp được với những nguyên âm nào", học sinh nhớ lại và trả lời được "h, gh, ngh chỉ kết hợp được với i, e, ê" vì các quy tắc này các em được học rất kỹ trong phần học âm - vần.

3. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả thông qua  dạy chính tả:

Phần dạy chính tả vẫn là phần dạy quan trọng nhất giúp các em được rèn và củng cố kỹ năng viết đúng chính tả. Vì vậy với mỗi bài chính tả tôi đều tìm hiểu kỹ nội dung rồi thiết kế bài dạy thật tỷ mỉ. Như chúng ta đã biết mỗi bài chính tả trong sách giáo khoa được cấu trúc 3 phần.

1- Tập chép (hoặc nghe - viết)

2- Điền vần

3- Điền chữ

* Với phần tập chép (hoặc nghe viết) tôi tìm hiểu kỹ nội dung bài viết rồi lựa chọn những chữ, những từ học sinh dễ viết sai để cho học sinh luyện viết bảng con. Sau mỗi chữ, mỗi từ học sinh viết bảng con tôi đều kiểm tra bảng và sửa lỗi sai cho học sinh một cách tỷ mỉ.

Ví dụ: Khi dạy bài chính tả Con mèo mà trèo cây cau

Tôi lựa chọn các chữ học sinh dễ viết sai do ảnh hưởng phát âm của địa phương là: chuột, trèo, giỗ. Các chữ học sinh dễ viết sai nếu chưa nắm vững quy tắc của chữ là: . Các chữ có vần dễ lẫn là: chuột, muối

Sau đó cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai đó rồi các em tự nhẩm đánh vần và viết vào bảng con. Nếu còn có học sinh viết sai tôi tiếp tục củng cố các quy tắc chính tả, các luật chính tả cho các em.

Nếu là kiểu bài tập chép tôi chú trọng tới việc viết bài mẫu. Mỗi bài trên bảng lớp phải thật  chuẩn xác, mang tính mẫu mực, sau đó yêu cầu học sinh chép chính xác vào vở.

*Với kiểu bài nghe - viết: Đây là dạng bài chính tả, yêu cầu cao hơn thể hiện đặc trưng của phân môn chính tả. Học sinh nghe giáo viên đọc và viết vào vở. Như vậy giữa hình thức đọc của giáo viên và hình thức viết của học sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy trong quá trình đọc cho học sinh tôi luôn chú ý đọc rõ ràng, ngắt hơi hợp lý và đặc biệt là phát âm chuẩn. Mỗi lần đọc tôi lại nhắc lại 2 lần để học sinh tiện theo dõi. Khi học sinh nghe - viết cũng như tập chép tôi luôn nhắc nhở học sinh vừa phải nhẩm đánh vần, vừa viết thì sẽ hạn chế được lỗi sai ở mức tối đa.

* Với phần điền vần, điền chữ:

Vì học sinh đã đươc đọc các quy tắc chính tả, các luật chính tả rồi nên tôi cho học sinh tự làm, gọi học sinh sửa bài, nhận xét và sửa sai (nếu có). Sau đó tôi mới cho học sinh củng cố các quy tắc chính tả, các luật chính tả có trong nội dung bài tập đó.

Ví dụ: Trong bài chính tả "Con mèo mà trèo cây cau"

 Bài tập 3: Điền ng hay ngh

 ... ừng một lát,      e….. vậy, hiểu ra …..ay

Tôi cho học sinh tự làm rồi gọi học sinh chữa bài:  ngừng một lát, nghe vậy, hiểu ra ngay nhận xét và sửa sai (nếu có). Sau đó củng cố quy tắc chính tả, khi nào viết ng, khi nào viết ngh? (khi đi với i, e, ê thì viết là ngh; khi đi với các nguyên âm còn lại thì viết là ng)

III. KẾT QUẢ

Qua quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên tôi đã thu được kết quả rất khả quan đó là: Các em học sinh lớp tôi có những tiến bộ rõ rệt, số học sinh viết sai chính tả so với các năm học trước đã giảm rất nhiều. Các em không chỉ viết đúng ở các bài chính tả mà các em còn viết đúng ở các phân môn khác của Tiếng Việt và các môn khác như Toán, Tự nhiên và xã hội...

Các em đã nắm vững quy tắc chính tả, các luật chính tả ngay từ khi học âm - vần nên khi dạy đến phần chính tả ít có em viết sai chính tả, do vậy  việc sửa lỗi cho các em không chiếm nhiều thời gian. Chính vì thế mà tôi đã dành được nhiều thời gian hơn trong việc rèn cho học sinh viết đẹp và trình bày đúng hình thức ngữ pháp. Kết quả học sinh lớp tôi không những viết đúng mà còn viết đẹp và trình bày khoa học.

          Qua khảo sát  học sinh lớp tôi  trực tiếp giảng dạy đã đạt được kết quả rất cao 31/35 học sinh đạt điểm khá, giỏi chiếm tỷ lệ 88,6%, 4/35 học sinh đạt điểm trung bình chiếm tỷ lệ 11,4%. Học sinh có điểm trung bình này rơi vào các em khuyết tật nhẹ, trí tuệ chậm phát triển. Từ nay đến cuối năm học tôi sẽ cố gắng giúp đỡ các em rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho các em ở trong các tiết học, nhất là trong tiết tự học để phấn đấu đến cuối năm học các em đạt được điểm khá, không còn học sinh có điểm trung bình trong phân môn chính tả.

IV. KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp vào việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:

1- Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mở rộng và củng cố dần theo từng giai đoạn.

2- Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1 phải được thực hiện ngay từ khi học âm - vần. Cụ thể là trong quá trình dạy âm - vần ta phải dạy cho học sinh các quy tắc chính tả, các luật chính tả phù hợp với nội dung từng bài.

3- Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cũng phải được thực hiện ngay trong các tiết dạy tập đọc. Đó là ta phải chú ý rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng vì học sinh phải đọc đúng thì mới viết đúng. Chúng ta còn phải củng cố cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả thông qua phần ôn tập. Cụ thể là chúng ta phải cho học sinh ôn kỹ cấu tạo vần, so sánh sự giống và khác nhau giữa các vần dễ lẫn.

4- Việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả phải được coi là nội dung quan trọng nhất trong phân môn chính tả. Chúng ta phải chú ý rèn cho học sinh viết đúng rồi mới đến rèn cho học sinh viết đẹp. Trong từng bài cụ thể giáo viên cần tìm hiểu kỹ nội dung và thiết kế bài dạy thật tỷ mỷ, đồng thời phải vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học. Đặc biệt với mỗi bài giáo viên phải xác định được cần củng cố quy tắc chính tả nào cho học sinh. Từ đó giúp học sinh rèn và củng cố kỹ năng viết đúng chính tả ở từng bài để học sinh có kiến thức chính tả ngày một vững vàng hơn.

V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1- Đối với cấp trên:

Tổ chức nhiều chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy - học" hơn nữa, trong đó có chuyên đề "Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh" để giáo viên được cùng học tập.

2- Đối với giáo viên:

- Tăng cường dự giờ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc viết chính tả của học sinh và ghi nhận kết quả của các em hay một tiến bộ nhỏ nhất.

3- Đối với phụ huynh:

- Trang bị cho con em mình đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Trong đó chú ý mua vở có 5 li, dòng kẻ rõ ràng, giấy đẹp và mua bút đẹp.

- Thường xuyên quan tâm tới việc luyện viết ở nhà của các em.

- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục.

                                                                                                 Kim Anh, ngày 03 tháng 4 năm 2024

                                                                                                                NGƯỜI VIẾT

                                                                                                          Lương Thị Hường

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trải nghiệm là một trong những hình thức tổ chức dạy học không mới nhưng khá có ưu thế trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đề xuất sử dụng hoạt động trải nghiệm hỗ trợ quá trình quan sát, tìm ... Cập nhật lúc : 14 giờ 25 phút - Ngày 22 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ANH TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG CUỘC THI “VẼ TRANH CỦA THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG VỀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HÌNH ẢNH ĐIỆN BIÊN PHỦ HÔM NAY” Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hướng tới kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5, thư viện trường Tiểu học Kim Anh giới thiệu tới các thầy, cô giáo và toàn thể các em học sinh trong toàn trường ... Cập nhật lúc : 14 giờ 48 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 1 KHI DẠY ÂM – VẦN ... Cập nhật lúc : 9 giờ 27 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Hưởng ứng tháng thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 và ngày Thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh cô và trò lớp 1A đã lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ để thực hiện các phong ... Cập nhật lúc : 15 giờ 41 phút - Ngày 2 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Học sinh trường Tiểu học Kim Anh trải nghiệm Ngày Hội STEM do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Thành tổ chức Ngày hội trải nghiệm Stem cấp tiểu học và THCS năm học 2023-2024. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 49 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Hoạt động kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (8/3/1910- 8/3/2024) của trường TH Kim Anh ... Cập nhật lúc : 9 giờ 28 phút - Ngày 13 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ai cũng có một người mẹ của riêng mình, người sẽ dùng cả cuộc đời để dưỡng dục, hi sinh và bảo vệ. Những người mẹ ấy tuy không cao sang, không quý phái, cũng chẳng mĩ miều, đôi khi chỉ khoác ... Cập nhật lúc : 14 giờ 42 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 29/02/2024, được sự đồng thuận của Ban giám hiệu nhà trường, Ban đại diện cha học sinh các lớp, TPT Đội cùng GV khối 1 đã tổ chức cho các em học sinh đi trải nghiệm thực tế tại Đền Ch ... Cập nhật lúc : 21 giờ 56 phút - Ngày 29 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học được tổ chức dưới các loại hình hoạt đ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 47 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Toán tuổi hoa
Đề thi Viết chữ đẹp đợt I từ lớp 1 đến lớp 5 năm học 2011 - 2012
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021
Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021
Quy tắc ứng xử văn hóa năm học 2020-2021
Quy hoạt động nhà trường năm học 2020-2021
Quy chế dân chủ năm học 2020-2021
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030
Kế hoạch Công nghệ thông tin năm học 2020-2021
Kế hoạch Thi đua năm học 2020-2021
Thông báo công khai tài trợ năm học 2020-2021
Kế hoạch vận động tài trợ năm học 2020-2021
Công khai chất lượng giáo dục, đội ngũ,... đầu năm học 2020-2021
Công khai tài chính đầu năm học 2020-2021
Kế hoạch triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2020
Biên bản rà soát các tiêu chí
Kế hoạch thi đua văn hóa công sở giai đoạn 19-25
1234567